Tổng hợp các phần mềm hữu ích cho bạn

[Trick] 10 lệnh Cmd hữu ích trên Windows XP/7/8/8.1/10

Nếu máy tính của bạn đang gặp một số vấn đề như kết nối với trang web, tìm địa chỉ ip,các vấn đề về mạng, khôi phục hệ thống …Trên Windows, bạn có thể kiểm tra những vấn đề đó qua các lệnh CMD. Trong bài viết này chúng ta cùng khám phá 10 lệnh Cmd cơ bản trên Windows 7, 8.1 và Windows 10 để giải quyết một số lỗi thường gặp.

Các dòng lệnh sau đây bạn đều thực hiện ở chế độ Command Prompt để gõ. Bạn vào Start, chọn Run và gõ chữ CMD, sau đó nhấn Enter.

1. Ipconfig - Tìm Địa chỉ IP của bạn nhanh chóng

Lệnh Ipconfig là cách nhanh chóng để tìm địa chỉ IP của bạn và các thông tin khác trong mạng máy tính mà bạn đang sử dụng như địa chỉ gateway mặc định.
 - ví dụ, để biết địa chỉ IP của giao diện web của bộ định tuyến (router) bạn chỉ cần nhập lệnh ipconfig ở Cmd. Bạn sẽ thấy một danh sách tất cả các kết nối mạng hiện có trên máy tính của bạn. Kiểm tra các bộ chuyển đổi Wifi nếu bạn đang sử dụng WI-FI hay adapter Ethernet nếu bạn đang kết nối với một Local Area Network.

2. Ipconfig / flushdns - Xóa cache DNS của bạn

Sau khi thay đổi máy chủ DNS, Windows sẽ không cập nhật cài đặt DNS ngay lập tức. Bằng cách sử dụng một bộ nhớ cache Windows sẽ nhớ các thiết lập DNS nhằm tiết kiệm thời gian khi bạn sử dụng cùng một địa chỉ trong những lần tiếp theo. 
Vì vậy để Windows sử dụng các máy chủ DNS mới thay vì dữ liệu cũ trong mục cache, bạn chỉ cần nhập lệnh ipconfig/flushdns trên Cmd sau khi thực hiện thay đổi trong máy chủ DNS.

3. Ping – Kiểm tra khắc phục sự cố các vấn đề kết nối mạng

Lệnh này hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề kết nối mạng. Để kiểm tra bạn nhập lệnh Ping cùng địa chỉ IP (đối với vấn đề mạng LAN) hoặc địa chỉ trang web nào đó rồi nhấn Enter.
Ví dụ: "ping google.com" Windows sẽ gửi gói tin đến google.com. Những phản hồi từ Google.com cho phép bạn biết tình trạng mất tín hiệu và thời gian nhận phản hồi lại từ đích.

4. System file checker - kiểm tra Tập tin hệ thống

Sfc là một máy quét và công cụ sửa chữa tự động hoạt động trên các tập tin hệ thống của Windows. Bạn cần quyền quản trị để chạy Sfc trên Cmd. Nhập lệnh sfc/scannow rồi nhấn enter, nếu tìm thấy các tập tin bị hỏng hoặc mất tích, System file checker sẽ thay thế chúng bằng những bản sao được lưu trữ bởi Windows. 

5. Netstat

Lệnh Netstat cung cấp cho chúng ta biết về các kết nối mạng, bảng định tuyến, cổng mạng nào đang được kích hoạt .v.v Điều này rất hữu ích trong trường hợp bạn đang khắc phục sự cố các thiết bị được kết nối với máy tính của bạn hoặc nếu bạn nghi ngờ máy tính của bạn xuất hiện Trojan và muốn tìm hiểu các kết nối xấu.

6. Route in

Chạy lệnh này để xem các bảng định tuyến, bạn cũng có thể sử dụng netstat -r cho cùng một mục đích.

7. Powercfg

Powercfg là một công cụ rất mạnh để theo dõi và quản lý một cách máy tính của bạn sử dụng pin. Để quản lý ngủ đông, bạn có thể sử dụng các lệnh như:
powercfg/hibernate on hay powercfg/hibernate off và lệnh powercfg/a để kiểm tra tình trạng tiết kiệm pin trên máy tính.

8. System Info - Xem nhanh thông tin hệ thống

Với dòng lệnh Systeminfo, bạn sẽ có được các thông tin sau: hệ điều hành đang sử dụng là gì, phiên bản bao nhiêu, BiOS cập nhật năm nào, phiên bản mấy (BiOS version), card mạng do hãng nào sản xuất, dùng chip nào, các gói Hotfix đã cài đặt, bộ nhớ hệ thống, thông tin về bộ vi xử lý,…

9. Tasklist

Lệnh Tasklist trong cmd được sử dụng để xem danh sách tất cả các chương trình đang chạy. Điều này có vẻ giống như Task Manager trên Windows, tuy nhiên vẫn có những chương trình/nhiệm vụ chỉ xuất hiện trên Tasklist.

10. Taskkill

Bạn có thể buộc dừng các chương trình được liệt kê trên tasklist bằng lệnh Taskkill. Mỗi chương trình đều có tên thực thi và ID.
Để buộc dừng chương trình, bạn nhập lệnh sau: Taskkill /im <tên ứng dụng xem bằng Tasklist> /f hoặc -PID taskkill <ID của chương trình>.
Điều này sẽ rất hữu ích trong việc “tiêu diệt” các chương trình chạy ẩn hoặc không phản hồi.
SHARE

About Abc

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Facebook Comment
    Blogger Comment

0 comments:

Post a Comment